您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Khó tin The Cherries
NEWS2025-04-18 01:39:29【Giải trí】0人已围观
简介 Hư Vân - 14/04/2025 12:05 Kèo vàng bóng đá hyundai accenthyundai accent、、
很赞哦!(8)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Beitar Jerusalem, 23h45 ngày 14/4: Rượt đuổi hấp dẫn
- Bài test đánh giá mức độ trầm cảm chính xác năm 2024
- BTV Ngọc Trinh lên sóng VTV sau nhiều tháng vắng mặt
- Ba lô mèo giống y như thật được săn lùng hơn hàng hiệu
- Nhận định, soi kèo Bình Dương vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 13/4: Tìm lại niềm vui
- Nhã Phương 'lột xác' hoàn toàn trong Cây táo nở hoa
- “Ong thủ” khi gặp phải những tài xế vô duyên
- Mất gương chiếu hậu, cần gạt mưa ở điểm giữ xe tự phát
- Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4
- 'Dưới bóng cây hạnh phúc' tập 24: Bố chồng tiếp tục mắng nhiếc, sỉ nhục Son
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Thế trận căng thẳng
Cuối tháng 12/2021, anh L.V. P. (trú xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển xe tải chở hàng lưu thông trên đường, bất ngờ một người đàn ông điều khiển xe máy trong trạng thái say xỉn tông vào hông xe. Anh P. và người dân đã nhanh chóng đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ xác định người đàn ông điều khiển xe máy bị chấn thương sọ não.
Sau vụ việc, bên bị thiệt hại có đề xuất anh P. hỗ trợ tiền viện phí và điều trị. Mặc dù đã đi đúng làn đường, đúng tốc độ và không vi phạm an toàn giao thông nhưng anh P. chấp nhận hỗ trợ gia đình nạn nhân 20 triệu đồng với lý do "tình người".
Nhiều trường hợp ô tô đang lưu thông bất ngờ bị xe máy đâm vào dẫn đến tai nạn (Ảnh: Như Sỹ).
"Tôi khẳng định mình không hề đi sai, cơ quan chức năng sau khi khám hiện trường cũng xác định xe tôi đi đúng. Nhưng khi làm việc với gia đình, thấy nạn nhân bị thương quá nặng nên tôi đã đồng ý hỗ trợ họ 20 triệu đồng, đây là hành động vì đạo lý tình người. Tôi nghĩ dù sao mình cũng là con người với nhau nên cần có trách nhiệm dù đúng hay sai", anh Phương chia sẻ.
Tương tự, giữa năm 2020, tài xế N.V.T., trú tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa điều khiển ô tô tải chở vật liệu xây dựng, lưu thông trên quốc lộ 47. Khi đi đến địa bàn phường Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa thì một nam thanh niên đi xe máy đâm vào đuôi xe tải khiến nạn nhân bị thương và xe máy hư hỏng nặng.
Sau khi sự việc xảy ra, tài xế T. bị người dân và người nhà nạn nhân bao vây, yêu cầu bồi thường mới cho đi. Không để sự việc đi quá xa nên anh T. đã đồng ý "đền" 15 triệu đồng cho gia đình nam thanh niên kia.
"Khi đền bù tôi chỉ muốn cho xong việc, vì nếu cơ quan chức năng vào cuộc thì phương tiện sẽ bị tạm giữ để điều tra, lúc đó công việc của mình sẽ bị gián đoạn. Hơn nữa tôi cũng vì thương nam thanh niên nên đã đồng ý, việc này đa phần các tài xế khó tránh khỏi vì đặc thù công việc thường xuyên đi lại", nam tài xế T. cho biết.
"Không có chuyện giữ phương tiện vì chưa có giấy bãi nại"
Theo đại diện Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hóa, về nguyên tắc, người và phương tiện tham gia giao thông nếu không may xảy ra tai nạn thì bên gây ra tai nạn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cho dù người gây tai nạn đi bộ, đi xe đạp hoặc bất kỳ một phương tiện gì.
Ngoài ra, những vụ tai nạn do nguyên nhân khác thì được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, nhiều vụ tai nạn luôn được các bên gây tai nạn và bên bị thiệt hại có thỏa thuận dân sự với nhau sau tai nạn.
Việc điều tra, xử lý các vụ tai nạn sẽ được xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
"Việc này thường xảy ra, họ thống nhất về mức độ đền bù, bồi thường và không đưa nhau ra tòa. Đối với trường hợp này thì cơ quan chức năng sẽ xem xét về mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, xét về tổng thể vụ tai nạn thì các cơ quan chức năng vẫn phải vào cuộc để xác định đúng sai như thế nào", vị cán bộ này chia sẻ.
Liên quan đến việc điều tra xử lý tai nạn và tạm giữ phương tiện, một cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, tất cả vấn đề xử lý tai nạn phải theo đúng quy định của pháp luật, ai sai, lỗi thuộc về bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm.
Theo cán bộ CSGT này thì lâu nay, nhiều vụ tai nạn thường hay rơi vào các lỗi tai nạn hỗn hợp (bên nào cũng sai).
Đối với trách nhiệm dân sự, thông thường sau vụ tai nạn giao thông, các bên hay thỏa thuận với nhau. Bên bị thiệt hại nhẹ hơn thường hay có xu hướng hỗ trợ. Còn tất cả các vụ tai nạn phải được xử lý, điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ Luật dân sự và các văn bản liên quan.
Về giữ phương tiện, thông thường sau khi tiếp nhận vụ việc, CSGT sẽ tiến hành giữ hiện trường để đo vẽ, điều tiết giao thông, lấy lời khai của các bên liên quan. Đồng thời, phương tiện sau khi xảy ra tai nạn sẽ được tạm giữ để điều tra.
Theo quy định, phương tiện sẽ bị tạm giữ không quá 7 ngày. Trong vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn 2 lần (không quá 60 ngày). Quá trình tạm giữ phương tiện, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra và khám xe. Khi mọi việc xong xuôi, không liên quan gì đến phương tiện thì sẽ trả lại cho chủ phương tiện. Vị cán bộ Phòng CSGT cũng khẳng định, không có chuyện chưa trả phương tiện vì chưa có giấy bãi nại từ phía bị thiệt hại.
Ngoài ra, trong những vụ tai nạn nghiêm trọng (bị thương nặng hoặc chết người), CSGT sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xử lý. Sau đó sẽ có kết luận vụ việc và tùy theo mức độ sai phạm, hành vi sai phạm sẽ đề xuất xử lý hành chính hoặc đề xuất khởi tố hình sự.
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">Xe to đền xe bé, xe đúng đền xe sai: Lý giải của người trong cuộc
Sau khi du học trở về, Nguyễn Giang Hoài (sinh năm 1999, Hà Nội) chọn làm tại một startup với khối lượng công việc khá nhiều và yêu cầu multitask (làm việc đa nhiệm) cao.
Theo Hoài, không quá khó hiểu khi thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”.
“Lớn lên trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, Gen Z kiếm được thu nhập từ nhiều công việc mới, gắn liền với Internet như food reviewer, người sáng tạo nội dung số - điều mà các thế hệ trước chưa hề có. Cơ hội nhiều cộng với chưa quá áp lực về mặt tài chính, gia đình nằm trong số lý do nhiều bạn trẻ không ngại nhảy việc liên tục”, cô nói với Zing.
Dù có những lợi thế điển hình của người trẻ, Hoài thừa nhận nhược điểm lớn của Gen Z là “cả thèm chóng chán”, cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Điều này dẫn đến văn hóa “thích thì nghỉ’, “đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm” khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.
Giang Hoài không ngại thử thách với công việc nhưng cần mức lương tương xứng công sức bỏ ra. Bản thân Hoài không tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng, miễn sao nơi đó “đủ chuyên nghiệp, ai làm việc nấy và đạt hiệu quả cao”. Theo cô, những người trẻ cùng thế hệ với mình thường hướng tới giá trị thực như tiền bạc, lợi ích khi đánh giá việc làm.
“Công việc hiện tại cho mình thời gian làm việc linh hoạt, không phải đến văn phòng nhưng đòi hỏi chịu trách nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Dù bản thân khá cảm tính và cái tôi cao, mình xác định giờ là thời điểm học hỏi, trau dồi chứ chưa đặt nặng chuyện thu nhập. Vậy nên, khi phải ‘ôm’ nhiều đầu việc không nằm trong chuyên môn, mình không thấy ngại nhưng vẫn nhấn mạnh mức lương cần tương xứng với công sức”, cô nói.
Cá nhân Hoài sẽ chọn rời đi khi thấy mình đã học hỏi được hết ở môi trường cũ hoặc khi nhận được “offer” tốt hơn, xứng đáng với năng lực tại thời điểm đó.
Nhiều kỳ vọng
Theo khảo sát Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam 2022 của Anphabe, với khoảng 13.700 sinh viên từ 120 trường đại học trên toàn quốc tham gia, dự báo tới năm 2025, trung bình cứ 4 người đi làm sẽ có một đại diện Gen Z.
Thế hệ này được nhận diện có nhiều kỳ vọng khi đi làm. Mức lương trung bình mà họ mong muốn cho công việc chính thức đầu tiên sau khi ra trường là 8,4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 88% sinh viên khá giỏi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 2 năm.
Ngoài ra, Gen Z cũng mong muốn mở rộng mối quan hệ, trải nghiệm thú vị, đa dạng, cân bằng công việc - cuộc sống.
Tuy vậy, theo khảo sát, không ít Gen Z đã ra trường và đi làm trong vòng 1-2 năm qua có dấu hiệu “vỡ mộng” khi kỳ vọng của họ chênh lệch lớn so với thực tế.
65% cho biết mức lương đầu tiên họ nhận về dao động 4-8 triệu/tháng, chủ yếu ở mức 6-7 triệu/tháng. Giấc mơ “lên sếp” sau 2 năm cũng không thành, chủ yếu vì sự chênh giữa cách Gen Z tự đánh giá về bản thân và cách công ty đánh giá về những gì thế hệ này làm cũng như chịu trách nhiệm được.
Nhiều Gen Z kỳ vọng mức lương khởi điểm trung bình khi đi làm là hơn 8 triệu đồng/tháng và lên chức quản lý trong vòng 2 năm. Ảnh minh họa: Phương Lâm. Anh Trần Song Nguyên Chung, Giám đốc marketing của đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ngành xe và nhượng quyền garage tại Việt Nam, cho biết bộ phận marketing của anh hiện có 60% nhân sự thuộc Gen Z. Tuy nhiên, hầu hết chỉ được giao các mảng nhỏ, chưa đủ sức lên leader team (trưởng nhóm) trong ít nhất 2-3 năm nữa.
“Nguyên nhân chính là thiếu sự tự chủ, kiến thức chuyên sâu về ngành và không cố gắng học hỏi như các thế hệ trước”, anh nói với Zing.
Khi tuyển dụng, anh Chung thấy phổ biến nhất là 2 nhóm: thiếu tư duy học hỏi và thiếu tư duy áp dụng công nghệ.
Anh đánh giá nhóm thiếu tư duy học hỏi là các bạn trẻ “ảo tưởng sức mạnh”. Đa số vẫn sẽ được nhận thử việc khi có ngoại hình ưa nhìn hoặc phong cách năng động. Tuy nhiên, hầu hết sẽ rời đi trong thời gian ngắn vì nhiều lý do như không phù hợp, môi trường vượt quá khả năng hoặc ngành học, công việc không năng động, sáng tạo như mong đợi khi ứng tuyển.
Nhóm thiếu tư duy áp dụng công nghệ, hay nói đơn giản là thiếu kinh nghiệm, không theo kịp các công nghệ mới trong thời đại số cơ bản nhất như cách sử dụng excel, kiến thức tin học cơ bản (máy tính, văn bản hành chính...) dẫn tới khi ứng tuyển vào vị trí thực tập nhỏ nhất cũng thất bại.
Anh Nguyên Chung cho rằng việc nhiều công ty “kêu trời” khi gặp nhân sự Gen Z thiếu kinh nghiệm hoặc “ảo tưởng” là điều hiển nhiên hiện nay. Tuy nhiên, theo anh Chung, bên cạnh những khuyết điểm do là lớp nhân sự giao thoa ngay thời đại kỹ thuật số, Gen Z vẫn có khá nhiều ưu điểm như khả năng thích ứng cao với công nghệ mới (thiết bị, công nghệ, nền tảng số), dễ tiếp thu và đào tạo, có khả năng sáng tạo cũng như tiếng Anh tốt hơn nhiều so với các thế hệ trước.
“Thế hệ 8X, 9X đời đầu hiện đã lớn tuổi, không còn nhiều sự sáng tạo và năng lượng để thay đổi. Tuy nhiên, nền tảng về kinh nghiệm kinh doanh là điều Gen Z không thể vượt qua được. Do đó, tôi khuyến khích các bạn trẻ nên chọn doanh nghiệp startup công nghệ để khởi đầu cho quá trình tìm kiếm sự nghiệp tương lai. Đơn giản vì đó là ngành dễ thay đổi và có khả năng phát triển phù hợp với họ.
Còn nếu chọn doanh nghiệp lớn hoặc dịch vụ ‘lâu đời’, các bạn nên chấp nhận mức lương thấp để học hỏi kinh nghiệm, thích ứng và hiểu được tệp khách hàng cho đến khi thực sự đủ trở thành chuyên gia nhằm có mức lương tốt hơn. Tất nhiên, nếu năng lực xuất sắc hơn, đừng ngại thử ứng tuyển. Nếu bị 2-3 doanh nghiệp từ chối, lúc đó hạ ‘tham vọng’ của bản thân xuống cũng chưa muộn”, anh Chung chia sẻ.
Đòi hỏi chính đáng
“Quyền lợi tốt, chốn công sở thân thiện, sếp biết bảo vệ, công nhận nhân viên là những điều bình thường và chính đáng bất cứ ai cũng mong muốn khi đi làm”, Lương Ngọc Huyền, làm việc trong ngành truyền thông tại TP.HCM, nói với Zing.
Cá nhân Huyền nhận định việc thế hệ lớn tuổi hơn phàn nàn lớp sau “yếu năng lực nhưng lười chịu khổ, đòi lương cao” là câu chuyện 8X, 9X cũng gặp phải, không phải đến Gen Z mới xuất hiện.
“Những người đang ở độ tuổi đầu 20 có điều kiện cuộc sống tốt, nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn và không còn mang nặng tư tưởng cống hiến, làm việc bạt mạng. Điều này khác với lớp anh chị đi trước, khi mục tiêu đôi khi chỉ dừng ở chỗ có công ăn việc làm”, cô cho hay.
Theo cô gái 25 tuổi, việc Gen Z ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ.
“Khi còn non kinh nghiệm, mình từng chọn 6 tháng làm thực tập ở một công ty nước ngoài với mức hỗ trợ chỉ 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, mình tích lũy được nhiều điều quý giá, chung nhóm với những đồng nghiệp hợp rơ từ tính cách đến tư duy”, cô chia sẻ.
Ngọc Huyền cho rằng Gen Z chấp nhận chịu khổ nhưng giá trị công việc mang lại cho họ phải tương xứng. Còn giờ, Huyền có xu hướng muốn gắn bó với một nơi trong vòng 2-3 năm. Do đó, cô chắc chắn đặt ra tiêu chuẩn nhất định như sếp phải có năng lực dẫn dắt, mức lương tối thiểu công ty có thể trả, văn phòng không độc hại.
“Không thể phủ nhận có nhiều Gen Z năng động, sớm có thu nhập ở mức khá ngay từ khi còn đi học và cũng có những bạn còn chưa va vấp nhưng đã đòi hỏi cao trong khi khả năng giới hạn, tự thu hẹp cơ hội. Với mình, mỗi người nên có kế hoạch phát triển bản thân trong giai đoạn đi làm nhất định, để xác định mình đang cần gì, thiếu gì và những thứ công ty đem lại có phù hợp không. Song song, Gen Z cũng cần học cách xử lý lịch sự khi từ chối công việc để tránh mất thời gian của bên khác”, cô nói.
Tương tự, khi ứng tuyển việc làm, Thảo Ngân (23 tuổi, TP.HCM) mong muốn môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo cô, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu.
Mức lương Ngân kỳ vọng là 15-16 triệu đồng/tháng, công ty rộng rãi để có không gian sáng tạo.
“Mình mong sếp có tâm, có tầm, tâm lý và có thể học hỏi được nhiều. Môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến của nhân viên, theo kịp với quốc tế và thích nghi kịp thời chứ không giữ khư khư tư duy cũ. Mình thích làm việc với đồng nghiệp cùng trang lứa vì sợ khoảng cách thế hệ nếu trong phòng ban toàn cô chú, anh chị lớn tuổi”, cô cho hay.
Theo Ngân, những điều trên không phải đòi hỏi quá đáng. Bởi lẽ, Gen Z có lợi thế là trẻ, tiếp thu nhanh và dễ thích nghi. Họ không đợi đến lúc đi làm mới học mà trang bị rất nhiều kỹ năng rồi mới tham gia thị trường lao động.
Sự lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z cũng khác. Nhiều người như Ngân bắt đầu đi làm sớm hơn để khi ra trường có thể đạt được vị trí mình muốn. Điều đó cũng nâng mức cạnh tranh và áp lực lên tầm cao mới.
“Điểm chung của Gen Z là có sự bứt phá, sáng tạo và phá vỡ các tiêu chuẩn truyền thống nên đôi khi có thể làm khó người tuyển dụng. Ngược lại, thế hệ mình cũng có phần nông nổi, thích gì làm đó, không có lề lối, không thích gò bó, suy nghĩ chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, mình thấy môi trường tốt để phát triển năng lực là rất cần thiết. Nhiều công ty đưa ra đãi ngộ kém, mức lương nghèo nàn rồi bắt nhân viên trẻ phải làm việc hết mình, cống hiến thì không công bằng”, cô nói.
Ngoài ra, Ngân cho rằng nếu muốn quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng tổ chức. Ví dụ trong trường hợp không nhận việc vì có nơi khác offer tốt hơn, họ nên báo sớm để phía tuyển dụng còn sắp xếp và thể hiện thái độ trân trọng cơ hội dành cho mình.
“Mình không chọn rời đi nếu có offer tốt hơn. Bởi khi đã xác định test đầu vào và thử việc, mình đã muốn gắn bó với tổ chức đó. Mình chấp nhận mức lương chưa đáp ứng kỳ vọng nhưng sẽ mang lại giá trị nào đó mình muốn đạt được”, cô nói.
Theo Zing
">Nhiều Gen Z ảo tưởng, đòi hỏi quá cao khi đi làm
Chương trình kéo dài từ 7h sáng đến chiều để phục vụ cho hơn 3.000 người dân. Ảnh Hiền Trinh TS.BS Đoàn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm cho biết, sự kiện “Sống khỏe mỗi ngày” là một trong số ít những chương trình khám sức khỏe cộng đồng có quy mô lớn được tổ chức tại Hà Nội năm 2024.
“Việc Manulife đồng hành với Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam mang chương trình này đến Thủ đô cho thấy sự tìm hiểu kỹ lưỡng đối với tình hình sức khỏe cộng đồng tại địa phương, và hiện thực hóa bằng những sự kiện thiết thực. Chương trình đã góp phần cùng địa phương giải quyết bài toán nâng cao sức khỏe cộng đồng, qua đó, giảm bớt gánh nặng chi phí cho người bệnh lẫn hệ thống y tế địa phương”, ông Việt chia sẻ.
Tại sự kiện, Manulife đã cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam bố trí nhiều trang thiết bị y tế nhằm phục vụ tốt nhất cho cộng đồng. Bên cạnh các bước khám bệnh thường quy như khám nội tổng quát, tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tai mũi họng; siêu âm, đo điện tim, chụp X-quang phổi thẳng, đo loãng xương; xét nghiệm đường máu, mỡ máu, acid uric cho bệnh nhân gout…, người dân còn được xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) qua đường máu và tầm soát ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư phổi theo chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện cam kết đầu tư vào cộng đồng
Đáp lại sự quan tâm của người dân Thủ đô sau chương trình khám sức khỏe cộng đồng miễn phí vào tháng 7, sự kiện ngày hội “Sống khỏe mỗi ngày” lần này có quy mô lớn gấp 3 lần.
Người dân được chụp X-quang phổi thẳng. Ảnh Hiền Trinh Chia sẻ về việc nâng cấp quy mô, bà Tina Nguyễn - Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam cho biết: “Hà Nội là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. Chúng tôi mong muốn mang đến nhiều cơ hội hơn nữa để người dân Thủ đô có thể kiểm tra tình hình sức khỏe bản thân. Qua đây, Manulife mong muốn được thực hiện cam kết đầu tư vào cộng đồng và hy vọng phần nào góp sức cùng thành phố nâng cao nhận thức cho người dân về sức khỏe, vì một cuộc sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày”.
Đặt mục tiêu khám sức khỏe miễn phí cho hơn 10.000 người dân tại 6 tỉnh thành, chuỗi ngày hội “Sống khỏe mỗi ngày” đã đi được hơn nửa chặng đường. Sau 2 tuần khám bệnh cho hơn 4.600 người dân tại 4 tỉnh thành là Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng, chương trình đã giúp nhiều người kịp thời phát hiện các tình trạng bệnh lý, đặc biệt là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
Người dân Thủ đô được thực hiện nhiều bước khám bệnh trong chương trình. Ảnh Hiền Trinh Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, đã có 973 trường hợp dương tính với vi khuẩn HP - một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Ngoài ra, 1.585 người được phát hiện rối loạn mỡ máu (33%), 963 người đo huyết áp bất thường được kiểm tra lại với điện tâm đồ (20%), 721 người khám có dấu hiệu rối loạn đường huyết lúc đói (15%), 111 rối loạn acid uric (0,2%) cùng nhiều bệnh lý khác. Kết quả khám bệnh cộng đồng này đã giúp nhiều người dân kịp thời có phương án điều trị phù hợp.
Theo Manulife Việt Nam, ngay sau sự kiện tại Hà Nội, một sự kiện với quy mô tương tự, 3.000 người, sẽ được Manulife tổ chức tại TP.HCM vào giữa tháng 12, với mục tiêu góp phần cùng TP.HCM nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Chuỗi ngày hội “Sống khỏe mỗi ngày” là hoạt động xuyên suốt chương trình cộng đồng “Sống - Sạch - Sành - Xanh”. Ở giai đoạn I, chương trình tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM. Trong giai đoạn II, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM, Manulife mở rộng chương trình đến Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng.
Chuỗi chương trình khám sức khỏe miễn phí này cùng những nỗ lực lan tỏa lối sống khỏe trong cộng đồng, đã giúp Manulife Việt Nam được vinh danh “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR 2024 do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức tháng 11 vừa qua.
Bích Đào
">Manulife khám sức khỏe miễn phí cho hơn 3000 người dân Hà Nội
Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4
Cha mẹ để con em mình ngồi ở hàng ghế trước khi tham gia giao thông là điều khá phổ biến tại Việt Nam. (Ảnh: Hoàng Hiệp) “Trong gần 15.000 xe đã khảo sát, chúng tôi chỉ ghi nhận được 19 trường hợp trẻ em ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng, số xe này đều ở Hà Nội và TP.HCM. Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy rằng số chủ xe này chủ yếu là những người từng công tác, học tập và làm việc tại nước ngoài – nơi có những quy định bắt buộc trẻ em nhỏ phải ngồi trong những thiết bị an toàn dành riêng”, PGS.TS Phạm Việt Cường thông tin.
Bình luận về con số trên, TS. Evelyn Murphy đến từ Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, tỷ lệ hơn 42% trẻ em Việt Nam khi đi ô tô ngồi ở hàng ghế trước là con số rất cao, bởi theo nghiên cứu thì hàng ghế sau mới là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
“Ở hàng ghế sau, nguy cơ thương tích của trẻ giảm tới 26% so với ngồi ở hàng ghế trước khi gặp tai nạn dù chưa sử dụng các thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng cho trẻ em.”,bà Evelyn Murphy khẳng định.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, trẻ em dưới 12 tuổi có cấu tạo cơ thể khác xa người lớn vì chiều cao, cân nặng nhỏ hơn nhiều. Trong khi đó, dây an toàn của ô tô lại chỉ thiết kế cho người trưởng thành, do vậy trẻ em cần có những thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng, được thiết kế để giữ cố định trẻ ở tư thế ngồi hay nằm quay mặt lên trên.
“Trẻ em có phần đầu chiếm tỷ trọng lớn nên dễ bị chấn thương nặng khi gặp va chạm hoặc thậm chí phanh gấp. Sử dụng thiết bị an toàn phù hợp và lắp đặt đúng cách có thể giảm ít nhất 60% số trường hợp tử vong ở trẻ em”,chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới chia sẻ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam là cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Năm 2019, tỷ lệ này là 30,6 ca tử vong trên 100.000 dân, trong khi bình quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 16,4 ca/100.000 dân, còn của thế giới là 16,6 ca/100.000 dân.
Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5-9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm.
Việt Nam cần có quy định nhằm bảo vệ trẻ em ngồi trên ô tô
Vào cuối năm 2021, Bộ Công an đã xây dựng dự thảo Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (tách từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành). Trong đó, tại khoản 3, Điều 8 có đề xuất: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô chở người không được ngồi cùng hàng ghế của lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 4 tuổi được chở bằng ghế thiết kế riêng dành cho trẻ em”. Tuy vậy, dự thảo Luật này chưa được Quốc hội thông qua.
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất trên, song các chuyên gia đều cho rằng, cần phải có những quy định rất rõ ràng liên quan đến việc trẻ em ngồi trên ô tô vì đây là đối tượng rất dễ tổn thương, cần được bảo vệ an toàn tuyệt đối khi tham gia giao thông.
Nhiều quốc gia bắt buộc trẻ em dưới 4 tuổi phải ngồi trong thiết bị an toàn (ghế ngồi chuyên dụng) trên ô tô. (Ảnh minh hoạ) Trao đổi với PV VietNamNet, TS. Trần Hữu Minh - Chánh VP Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, việc cấm trẻ em ngồi ở hàng ghế trên và bắt buộc trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi) phải có thiết bị an toàn như đề xuất của Bộ Công an là có cơ sở và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
"Lượng ô tô tại Việt Nam tăng trưởng trên 7%/năm, đường cao tốc ngày càng nhiều, tốc độ tối đa nâng cao và đây là xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, chúng ta nên sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc áp dụng các thiết bị an toàn cho trẻ nhỏ trên xe ô tô",TS. Trần Hữu Minh nói.
Chánh văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cũng cho hay, qua nghiên cứu, dây an toàn trên xe ô tô được thiết kế cho người trưởng thành và có tác dụng rất nhỏ đối với trẻ em. Do vậy cần thiết phải có thiết bị an toàn dành riêng cho đối tượng đặc biệt này và phải được luật hoá sớm tại Việt Nam. Từ đó các cơ quan chức năng có cơ sở để tổ chức thực thi cũng như có những bộ tiêu chuẩn, quy định cụ thể về thiết bị này.
"Một quốc gia bảo vệ được sự an toàn của trẻ em là một quốc gia có tương lai", TS. Trần Hữu Minh chia sẻ.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">Người Việt ít quan tâm đến sự an toàn của trẻ khi đi ô tô
Một trạm đổ xăng ở Los Angeles (bang California), nơi có giá xăng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn nước Mỹ. Ảnh: Jae C. Hong/AP.
Tăng lương, thưởng
Gluyas từng cân nhắc thưởng nhân viên để giúp họ giảm chi phí xăng xe. Nhưng cuối cùng, cô lựa chọn tăng 6% lương cho toàn bộ nhân viên. Cô nghĩ rằng mức tăng lương cố định sẽ tốt hơn.
“Mọi thứ đang trở nên căng thẳng với họ”, Gluyas chia sẻ.
Các doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng tăng lương và thưởng để giữ chân nhân viên. Driftwood Garden Centre, nhà bán lẻ với 100 công nhân gần Naples (bang Florida), bắt đầu thêm khoản phụ cấp 30 USD và 50 USD vào phiếu lương của nhân viên bán thời gian và toàn thời gian nhằm trợ cấp xăng xe.
Trước đó, tháng 4, công ty tăng lương 20-30% cho các nhân viên. CEO Craig Hazelett cho biết: “Chúng tôi gần như phải làm điều đó, nếu không công ty có l nhiều nhân viên tài năng”.
Chase Griffin, một giám đốc dự án tại công ty National Life Group ở Dallas (bang Texas), cho biết từ lâu, anh không dám đổ đầy bình xăng.
Thông thường, xe của anh tốn khoảng 55 USD để đổ đầy. Thời gian gần đây, Griffin đổ 40 USD nhưng thậm chí chưa được 1/2 bình. Trong khi đó, quãng đường từ nhà đến công ty của anh mất 40 phút lái xe.
Một số công ty Mỹ đang phát cho các nhân viên thẻ quà tặng tiền xăng. Ảnh: Hannah Yoon/Wall Street Journal.
Hiện anh chỉ tới công ty 2 ngày/tuần. Nhưng sang tháng 7, công ty muốn anh và các nhân viên phải có mặt 3 ngày/tuần. Mặt khác, công ty sẽ tặng mỗi người một thẻ tiền xăng trị giá 300 USD.
“Mặc dù có vài lời phàn nàn về việc phải lên văn phòng 3 ngày/tuần, ít nhất công ty cho chúng tôi thấy họ quan tâm đến nhân viên của mình”, anh nói.
Làm việc tại nhà
Một số doanh nghiệp khác đang trì hoãn hoặc hủy chính sách trở lại văn phòng, khuyến khích làm việc từ xa để cắt giảm chi phí đi lại.
Tại Cosmetic Specialty Labs Inc., nhà sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm gồm 60 người có trụ sở tại Lawton (bang Oklahoma), CEO Jennifer Ellis nói với một số nhân viên sống cách xa công ty hơn 40 km làm việc ở nhà một ngày/tuần.
Một số nhân viên ở các bộ phận như sale hay marketing hiện có thể làm việc đan xen 3 ngày ở nhà và 2 ngày ở văn phòng. CEO cũng đang cân nhắc mua thẻ tiền xăng để phát cho các nhân viên.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng làm việc từ xa. Ví dụ, khoảng 80% nhân viên của SuperGraphics LLC được yêu cầu có mặt trụ sở của hãng in ở Seattle (bang Washington).
Dù giá xăng tăng lên mức kỷ lục, doanh thu tại các trạm xăng Mỹ vẫn lao dốc vì người tiêu dùng giảm sức mua. Ảnh: Joe Buglewicz/Bloomberg.
Do đó, công ty đã phát triển một công thức tính toán nhằm xác định mỗi công nhân cần bao nhiêu gallon xăng để đến văn phòng mỗi tuần. Đồng thời, họ bắt đầu thêm khoản phụ cấp 1,5 USD/gallon xăng vào mỗi lần trả lương từ mùa xuân này.
Công ty cũng đang xem xét cung cấp thẻ đi xe buýt trả phí cho những nhân viên không lái xe riêng, cùng việc thực hiện việc tăng trợ cấp sinh hoạt cho toàn bộ nhân viên.
Mặt khác, một số giám đốc lại lo lắng về một cuộc suy thoái tiềm ẩn. Evan Cohen, chủ tịch của Quality Marble & Granite ở Ontario (bang California), tạm dừng kế hoạch hỗ trợ xăng xe cho các nhân viên.
Thay vào đó, ông tập trung tìm cách tránh phải sa thải nhân sự nếu suy thoái xảy ra.
Hiện ông cố gắng cung cấp bảo hiểm y tế và các quyền lợi tiết kiệm hưu trí 401(k) cho tất cả nhân viên, trong khi phải đối phó với việc giá thành sản phẩm đội lên gần 50%.
“Tôi luôn sẵn sàng tăng lương và phát thưởng. Nhưng quan trọng hơn, tôi muốn đảm bảo mọi người không bị thất nghiệp”, ông nói.
Theo Zing
">Công ty Mỹ trả tiền xăng để giữ chân nhân viên
Các xe nằm trong diện bị triệu hồi là bán tải Ford F-150 và xe SUV Ford Expedition 2020-2021, Ford Super Duty 2020-2022, Lincoln Navigator 2020-2021 . Khoảng 653.000 xe bị thu hồi.
Báo cáo từ lệnh triệu hồi lưu ý rằng các kỹ thuật viên của Ford đã nhận thấy các đường viền trên cần gạt nước bị tước cũng như các đầu mối căn chỉnh bị thiếu dẫn đến cần gạt nước long lẻo.
Ford lần đầu tiên biết về vấn đề tiềm ẩn vào tháng 2 năm 2020, và đến ngày 25 tháng 2 năm 2022, nhà sản xuất ô tô đã nhận được 257 báo cáo về việc cần gạt nước kính chắn gió không hoạt động hoặc bị tách rời.
Ford sẽ bắt đầu thông báo cho các chủ xe bị ảnh hưởng bắt đầu từ ngày 23 tháng 5. FoMoCo sẽ thay thế cả hai cần gạt nước phía trước, điều này sẽ xảy ra tại các đại lý Ford và Lincoln tại địa phương của các chủ xe.
Trước đó, đầu tháng 4, Ford cũng đã ban hành hai đợt triệu hồi khác với hơn 700.000 xe bị lỗi.
Hoàng Anh (theo Motor1)
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">Ford thu hồi hơn 600.000 xe bán tải, xe SUV vì cần gạt nước bị lỗi